Chức vụ: Giám đốc Kỹ thuật Tổ chức/ Công ty: Nestlé Việt Nam
Thông tin chung:
Lãnh đạo mảng Đảm bảo chuỗi cung ứng tại các nhà máy và các đối tác sản xuất của Nestlé
Người quyết định về chiến lược phát triển tối ưu hóa hoạt động thị trường, quản lý CapEx (chi phí vốn), Bảo trì, Hiệu suất công nghiệp/ Cải thiện liên tục / Quản lý hiệu quả hoạt động, Bảo trì năng suất toàn diên (TPM), Bảo đảm chất lượng sản phẩm (QA) – An toàn thực phẩm, các quy định pháp luậtvà khoa học, tài nguyên nước, An toàn, sức khỏe và môi trường, Quan hệ công nghiệp, Cải tiến/ phát triển sản phẩm mới.
Quá trình công tác:
25 năm kinh nghiệm trong ngành Thực phẩm và Đồ uống với vai trò Giám đốc kỹ thuật, trong đó có 15 năm làm việc tại châu Âu (Bỉ, Pháp), Bắc Phi (Morocco, Algeria, Tunisia) và Châu Á ( Sri Lanka, Trung Quốc và Việt Nam).
Bà Bùi Thị Loan
Vị trí:Trưởng phòng Phát Triển Bền Vững
Tổ chức/ Công ty: Heineken Việt Nam
Thông tin chung
Trưởng phòng Phát Triển Bền Vững tại Heineken Việt Nam
Cử nhân Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
Cử nhân Đại học Kinh tế TP. HCM
Đạt giấy chứng nhận bền vững của CSR Châu Á (Bền vững, Hợp tác, Giá trị chung,…) và của Ernst & Young Singapore (Báo cáo phát triển bền vững GRI)
Hoàn thành khóa đào tạo lãnh đạo bởi Học viện Heineken
2005 – 2011: làm việc tại Phòng Nhân sự của Heineken Việt Nam
2011 – nay: Một phần trong nhóm bền vững của Heineken Việt Nam
Quá trình công tác
Triển khai các sáng kiến thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững của HEINEKEN Việt Nam, tạo giá trị tích cực cho Con người, Hành tinh & Sự Thịnh Vượng chung vì một Việt Nam tốt đẹp hơn
Hoàn thành & giới thiệu Báo cáo bền vững theo tiêu chuẩn GRI của HEINEKEN Việt nam lần đầu tiên vào năm 2014 trong bối cảnh báo cáo bền vững còn rất hiếm hoi tại Việt Nam
Chung tay đưa Heineken Việt Nam trở thành doanh nghiệp sản xuất bền vững nhất Việt Nam do VCCI xếp hạng theo bộ chỉ số CSI100
Yêu thích thiên nhiên & có tinh thần sẻ chia, chị Loan luôn nhiệt huyết với các hoạt động bảo vệ môi trường & hỗ trợ cộng đồng
Ông Lê Văn Thiệt
Chức vụ: Phó Tổng cục trưởng
Tổ chức/ Công ty: Cục Bảo vệ thực vật
Thông tin chung
Phó Tổng cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật
Cử nhân Khoa học Nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp tại Đại học Cần Thơ
Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp tại Đại học Cần Thơ
Tập huấn về Quản lý cỏ dại trong khu vực nhiệt đới tại Đại học Kasetsart – Bangkok – Thái Lan
Tập huấn về đánh giá tính kháng thuốc trừ sâu của rầy nâu (BPH) trong điều kiện nhà lưới tại Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế – IRRI ở Los Banos, Phillipines
Quá trình công tác
Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp: nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ bảo vệ thực vật mới cho nông dân và kỹ thuật viên.
Đóng góp vào những thay đổi đáng kể trong việc nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của nông dân trong thực tiễn nông nghiệp và môi trường. Đặc biệt, chương trình “Ba giảm, ba tăng” làm giảm tỷ lệ sử dụng phân bón, hạt giống và thuốc trừ sâu lần lượt là 9%, 10% và 30%. Chương trình này đã được trao giải thưởng Bông Lúa Vàng của Việt Nam vào năm 2003. Chương trình này đã được Liên minh Phát triển truyền thông công nhận và nhận được giải thưởng COM + 2007. Chương trình cũng được trao giấy chứng nhận khen thưởng từ ONEWORLD Broadcast Trust có trụ sở tại Anh vào năm 2008.
Phụ trách chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” với tư cách là trưởng ban điều hành từ năm 2016.
Cộng tác trong mạng lưới IPM về lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, dự án hợp tác của IRRI Việt Nam và IRRI tại Trung tâm bảo vệ thực vật khu vực phía Nam, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Cộng tác trong dự án về đa dạng sinh học trong lúa ở ĐBSCL, có sự hợp tác của IRRI Việt Nam và IRRI tại Trung tâm bảo vệ thực vật khu vực phía Nam, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Cộng tác trong chương trình “Ba giảm” ở đồng bằng sông Cửu Long, dự án hợp tác của IRRI Việt Nam và IRRI tại Trung tâm bảo vệ thực vật khu vực phía Nam, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Đại diện của Hồ Chí Minh cộng tác cùng chương trình Giải trí – Giáo dục để bảo vệ thực vật – chương trình được hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới và IRRI.
Cộng tác vào dự án IPM về vườn cây ăn trái ở miền Nam Việt Nam, có sự hợp tác của Đại học Western Sydney, Australia, từ 2006-2008.
Ông Trương Anh Hải
Chức vụ: Phó Tổng Giám Đốc phụ trách An Toàn, Sức Khỏe, Môi Trường & Cộng Đồng
Tổ chức/ Công ty: NS BlueScope Việt Nam
Thông tin chung
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách An Toàn, Sức Khỏe, Môi Trường & Cộng Đồng, công ty NS BlueScope Việt Nam, thành viên của tập đoàn thép hàng đầu thế giới BlueScope với hơn 14,000 trên toàn cầu như Úc, New Zealand, B ắc Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương…
Cử nhân đại học Hà Nội
Đạt chứng nhận quốc tế: Ứng dụng tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe vào thực tiễn bởi Hội đồng Anh NEBOSH (UK) từ năm 2009
Đạt chứng nhận quốc tế: Kiểm soát các nguy cơ tại nơi làm việc bởi Hội đồng Anh NEBOSH (UK) từ năm 2009
Đạt chứng nhận quốc tế: Quản lý an toàn và sức khỏe bởi Hội đồng Anh NEBOSH (UK) từ năm 2009
Được công nhận năng lực Giám Đốc An Toàn (RSM) bởi Hội Đồng Công Nhận và Cấp Chứng Chỉ Quốc Tế (ICAB) của Mỹ từ năm 2011
Quá trình công tác
Làm việc trong ngành dầu khí hơn 5 năm trước khi gia nhập công ty BlueScope từ năm 2003 cho đến nay.
Tham gia nhiều vai trò trong tổ chức như Cố vấn an toàn xây dựng, Giám đốc an toàn tại Việt Nam, Phó tổng giám đốc an toàn, sức khỏe, môi trường & cộng đồng.
Phụ trách phát triển chiến lược an toàn, sức khỏe, môi trường và cộng đồng cho công ty nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh: Không tai nạn (Nơi làm việc an toàn); Tăng trưởng tài chính (thành tích an toàn tốt – kết quả kinh doanh tốt); Hoàn thành trách nhiệm xã hội (Cộng đồng là nhà) và Phát triển bền vững.
Với triết lý lãnh đạo trong công tác an toàn, sức khỏe, môi trường & cộng đồng – “Hoặc bắt đầu từ cấp lãnh đạo cao nhất hoặc là đừng bao giờ bắt đầu”, ông dành nhiều thời gian để xây dựng và phát triển năng lực về an toàn, sức khỏe và môi trường cho đội ngũ lãnh đạo cấp cao, cấp trung và các nhóm trưởng trong công ty để hướng đến mục tiêu đạt được giai đoạn tương trợ (giai đoạn 4) trong Văn Hóa An Toàn tại doanh nghiệp vào năm 2022.
Thành viên
>
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA)
Viện thép và kim loại Châu Á Thái Bình Dương (SEAISI)
Tổ chức thép thế giới (WSO)
Hội đồng an toàn và s ức khỏe nghề nghiệp (OSHA)
Ông Phạm Hoàng Hải
Chức vụ: Trưởng ban thư ký
Tổ chức/ Công ty: Hội đồng doanh nghiệp vì phát triển bền vững Việt Nam
Thông tin chung:
Điều phối viên Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Cố vấn cao cấp các dự án cộng đồng tại ADB, DANIDA, VECO, AAV (1999 – 2015)
Điều phối viên dự án “Sáng kiến xây dựng tính nhất quán và minh bạch trong quan hệ kinh doanh tại Việt Nam”, trực tiếp quản lý thực thi Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Việt Nam (Global Compact Vietnam) tại VCCI
Quá trình làm việc:
Gần 20 năm kinh nghiệm trong các giải pháp quản lý, vận động chính sách xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi
Tốt nghiệp Đại học Thủy lợi và Đại học ngoại ngữ năm 1995, chứng chỉ về Kiểm toán xã hội (SA 8000) – Hoa Kỳ, chứng chỉ về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Viện Quản lý Châu Á AIM và Quản lý kinh doanh bền vững tại Viện Quản lý Shumacher – Vương quốc Anh
Hàng trăm bài thuyết trình, thảo luận tại các hội nghị quốc tế
Ông Kåre Helge Karstensen
Chức vụ: Nhà khoa học đầu ngành Tổ chức/ Công ty: SINTEF – Quỹ Nghiên cứu khoa học và công nghiệp tại Na Uy
Thông tin chung:
Nhà khoa học đầu ngành tại Quỹ Nghiên cứu khoa học và công nghiệp (SINTEF) ở Na Uy – một trong những tổ chức nghiên cứu đa ngành hàng đầu được tại châu Âu với hơn 2000 nhân viên chuyên nghiệp đến từ hơn 70 quốc gia
Cử nhân. và ThS. khoa học của Đại học Oslo;
Tiến sĩ Triết học về khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy,
Nghiên cứu về quản trị kinh doanh tại Edinburgh và Heriott Watt University, Vương quốc Anh
Quá trình công tác:
Đã và đang làm việc trên thế giới về Kinh tế tuần hoàn và Hiệu quả tài nguyên trong 30 năm. Một trong những người tiên phong trong Đồng xử lý và quản lý chất thải trong ngành công nghiệp tài nguyên và năng lượng
Đã thử nghiệm và ghi nhận khả năng sử dụng lò nung xi măng địa phương để tiêu hủy hóa chất hữu cơ nguy hại ở nhiều nước (trong đó có Việt Nam) và phát triển khung pháp lý và hướng dẫn cho nhiều Chính phủ, cơ quan LHQ và các tổ chức quốc tế
Có nhiều kinh việc thực hiện thực hành Đồng xử lý chất thải ở một số nước châu Á; ví dụ: làm việc với Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc từ năm 2005, và Ban Kiểm soát ô nhiễm Trung ương Ấn Độ, Bộ môi trường rừng và biến đổi khí hậu môi trường Ấn Độ từ năm 2010.
Xuất bản nhiều ấn phẩm quan trọng về khả năng và hạn chế của Đồng xử lý chất thải với hơn 100 ấn phẩm được công bố, tác giả của một số sách và chương sách, hơn 300 báo cáo khoa học và 200 bài thuyết trình tại các hội thảo khoa học.